Cảm xúc từ chuyến về Đồng Tháp
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương tham dự ngày hội hiến máu tình nguyện
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân ung thư hay di căn đến phổi mà không phải các vị trí khác trên cơ thể. Các nhà khoa học tin rằng câu trả lời nằm ở mức aspartate cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Aspartate là một loại a xít amin có khả năng giúp tế bào ung thư phát triển mạnh trong phổi. "Chúng tôi phát hiện nồng độ aspartate trong phổi của những con chuột và bệnh nhân ung thư vú cao hơn những trường hợp không bị ung thư", nhà khoa học Ginevra Doglioni, người dẫn đến nghiên cứu tại Trung tâm Sinh học Ung thư của Viện Công nghệ Sinh học Flemish (Bỉ), cho biết.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra tế bào từ khối u ung thư phổi. Họ phát hiện các a xít amin aspartate đã kích hoạt các cơ chế di truyền khiến ung thư phát triển mạnh hơn. Trên thực tế, aspartate được cơ thể sử dụng một cách tự nhiên để tạo ra protein. Chúng thường chỉ xuất hiện ở mức rất thấp trong máu. Thế nhưng, ở chuột và bệnh nhân ung thư di căn phổi thì aspartate tồn tại trong phổi với nồng độ cao.Về cơ bản, aspartate kích hoạt một protein bề mặt của tế bào ung thư và tạo ra phản ứng dây chuyền làm tăng khả năng thích nghi của tế bào ung thư. Nhờ đó, chúng sẽ phát triển nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature.Nhóm nghiên cứu tin rằng những phát hiện mới này có thể dẫn đến những đột phá quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư di căn đến phổi. Ngoài ra, họ cũng cho biết một số loại thuốc hiện tại có thể can thiệp vào quá trình di căn. Điều này mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư lan đến phổi, ngay cả khi tế bào bệnh đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.Các dấu hiệu cảnh báo ung thư di căn đến phổi là ho dai dẳng, khó thở, đau ngực, khàn giọng, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân hay viêm phổi, viêm phế quản tái phát thường xuyên. Khi phát hiện các triệu chứng này, người bệnh cần sớm đến bệnh viện kiểm tra, theo Healthline.
Kingston ra mắt phòng trải nghiệm game Kingston FURY đầu tiên trên thế giới
Sáng 14.2 (tức mùng 5 Tết), tại hồ Truyền Thuyết trong Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng, P.Vạn Hương, UBND Q.Đồ Sơn (TP.Hải Phòng) tổ chức Hội đua thuyền rồng mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024, thu hút hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương về xem và cổ vũ.
Hơn 10 năm về trước, chương trình lái trải nghiệm xe BMW Driving Experience diễn ra thường niên tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, giai đoạn chuyển giao nhà phân phối mới khiến người dùng không còn nhiều dịp lái thử xe BMW với các bài tập sa hình như trước, nhưng chương trình này đang "rục rịch" trở lại với nỗ lực lớn từ THACO AUTO.
Ukraine lập binh chủng chuyên về các hệ thống không người lái
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.